Tổng quan

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TRƯỜNG ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

 

  1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội là đơn vị sự nghiệp, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ và thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Nghị định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ từ năm 2010.

Giai đoạn trước 2015, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ được đặt tại Trường Đại học Lao động – Xã hội.

Từ ngày 01/3/2015, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội được chính thức thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 244/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội.

Năm 2018, Bộ ban hành Quyết định số 762/QĐ-LĐTBXH ngày 18/6/2018 quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường, thay thế Quyết định 244.

Trụ sở chính của Trường tại địa chỉ: Tầng 13 và tầng 8, Tòa nhà làm việc liên cơ quan Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, số 3, ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024-3224 2606. Fax: 024-3556 6683/ website: colasa.edu.vn/ email: colasa@molisa.gov.vn.

  1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, bộ máy

2.1. Vị trí, chức năng:

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật, kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức của Ngành Lao động – Thương binh, xã hội; nghiên cứu khoa học và hợp taqcs quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Tên giao dịch tiếng Anh là: Tranining School on Labour and Social Affairs.

2.2 Cơ cấu tổ chức: Căn cứ Quyết định 762/QĐ-LĐTBXH, Trường có cơ cấu tổ chức gồm:

– Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng;

– 03 phòng chức năng: Tổ chức – hành chính; Quản lý đào tạo; Tài chính – kế toán; Hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học;

– 03 khoa: Quản lý hành chính nhà nước; Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng chuyên ngành.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường:

2.3. Về nhiệm vụ:

(i) Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

(ii) Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được Bộ phê duyệt.

(iii) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trình Bộ thẩm định, phê duyệt và ban hành; biên soạn, tổ chức thẩm định, phê duyệt và ban hành tài liệu các chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và xã hội theo quy định; tham gia thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ.

(iv) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước bổ nhiệm đối với chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; chương trình quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương; theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đối với cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, của ngành theo quy định.

(v) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, hội nhập quốc tế thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

(vi) Tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức, pháp luật có liên quan quản lý nhà nước của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kiến thức khác cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

(vii) Hợp tác, liên kết với các tổ chức liên quan trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, của ngành và cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị khác có nhu cầu.

(viii) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bhồi dưỡng theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.

(ix) Điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ, ngành theo phân công của Bộ.

(x) Thực hiện quản lý và cấp chứng chỉ cho cán bộ, công chức, viên chức, người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

Ngoài ra, với tư cách một đơn vị độc lập, Trường thực hiện quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ; quản lý tài chính, tài sản, nhân sự được giao theo quy định của Nhà nước và của Bộ. Trường có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao và theo quy định của pháp luật.

  1. Năng lực cán bộ, giảng viên  của Trường

3.1. Đội ngũ công chức, viên chức và giảng viên của Trường

  • Là các chuyên gia, lãnh đạo quản lý được điều động, tiếp nhận từ một số đơn vị quản lý, chức năng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, một số trường đào tạo, cơ sở nghiên cứu thuộc Bộ và các cơ sở khác, có kinh nghiệm nhiều năm trong quản lý nhà nước và đào tạo, bồi dưỡng về các lĩnh vực do Bộ quản lý, có năng lực và phương pháp sư phạm, giảng dạy và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, đánh giá chính sách, pháp luật, được đào tạo chính quy tại các trường uy tín trong nước (Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Luật, Học viện Tài chính, Học viện ngoại giao, Đại học Bách khoa, Đại học Lao động – xã hội,…) cũng như nhiều đại học có danh tiếng tại nước ngoài (Mỹ, Pháp, New Zealand, Đức,…)
  • Có chuyên môn và năng lực vững vàng trong việc xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội từ cấp trung ương đến địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.
  • Có kiến thức, lý luận và kinh nghiệm nhiều năm trong việc tham gia nghiên cứu và thực hiện các chương trình nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng về lao động, xã hội theo nhiệm vụ được Bộ, ngành giao và theo đề nghị của các đối tác, chương trình, dự án.
  • Tổng số cán bộ, viên chức của Trường hiện tại là 27 người (trong đó có 02 tiến sĩ, 03 nghiên cứu sinh, 13 thạc sĩ, 07 cử nhân và 02 trình độ khác).
  • Tổng số cán bộ, viên chức có khả năng tham gia nghiên cứu và xây dựng, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là 24 người.
  • Tổng số cán bộ, viên chức có khả năng giảng dạy và tham gia như giảng viên là 15 người.
  • Tất cả cán bộ, viên chức của Trường đều đã có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, thực hiện các hoạt động đánh giá nhu cầu, tổ chức thực hiện, hành chính, hậu cần để chuẩn bị cho các khóa đào tạo, tập huấn và phối kết hợp với cá đối tác liên quan và cơ quan chức năng cung cấp các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

3.2. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của Trường

  • Là các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực lao động – xã hội, làm việc với các cơ quan quan lý nhà nước và các đơn vị chức năng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ ngành có liên quan, các Trường đại học và Viện nghiên cứu, các đối tác có uy tín khác trong và ngoài ngành.
  • Hiện tại, đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của Trường có khoảng hơn 70 người có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ; gần 100 người có trình độ thạc sĩ và nhiều các chuyên gia giàu kinh nghiệm khác.
  • Ngoài ra, Trường cũng kết nối và phối hợp nhiều chuyên gia hàng đầu về lao động – xã hội thuộc các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu và các chương trình, dự án quốc tế là đối tác của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (như Liên hợp quốc – UN, Tổ chức lao động quốc tế – ILO, Ngân hàng Thế giới -WB, Cơ quan hợp tác phát triển của một số nước Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia,…)
  1. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng Trường hiện có khả năng cung cấp cho công chức, viên chức và doanh nghiệp, xã hội

 4.1. Đào tạo, bồi dưỡng về quản lý lãnh đạo, quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

  • Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ công chức, viên chức lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương.
  • Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước nói chung cho cán bộ, công chức.
  • Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước và các kỹ năng đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành và nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 4.2. Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn cho cán bộ Bộ, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác có nhu cầu về quản lý và tổ chức thực hiện các nội dung thuộc 11 lĩnh vực quản lý nhà nước do Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội quản lý, cụ thể đó là:

  • Lĩnh vực lao động và tiền lương/tiền công
  • Lĩnh vực việc làm
  • Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
  • Lĩnh vực người Việt nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng làm việc
  • Lĩnh vực bảo hiểm xã hội
  • Lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động
  • Lĩnh vực chăm sóc, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt
  • Lĩnh vực bảo trợ xã hội
  • Lĩnh vực các vấn đề về trẻ em
  • Lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội
  • Lĩnh vực bình đẳng giới
  • Và các vấn đề khác liên quan đến lao động – xã hội (bao gồm cả hội nhập quốc tế và thanh tra).

 4.3. Đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng, phương pháp làm việc và quản lý, tổ chức theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của từng vị trí việc làm cá nhân cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cấp địa phương khi có nhu cầu, cụ thể:

  • Kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm (cấp lãnh đạo, quản lý, chuyên viên).
  • Kỹ năng mềm: các kỹ năng học tập, nghiên cứu, tự phát triển bản thân, kỹ năng lãnh đạo, xây dựng năng lực cá nhân, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kỹ năng tương tác, phối hợp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ,…
  • Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp, Tiếng Anh chuyên ngành về lĩnh vực lao động – xã hội.

 4.4. Đào tạo trực tuyến: một số chương trình, chuyên đề đào tạo trực tuyến về lao động, xã hội.

  1. Kinh nghiệm, kết quả thực hiện trong thời gian qua

5.1. Về xây dựng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

Trước khi thành lập Trường, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã triển khai được hơn 250 khóa đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và doanh nghiệp trên cả nước, với số lượng học viên tham gia hơn 25.000 lượt học viên.

Kể từ khi chính thức thành lập đến nay (từ tháng 03/2015), Trường đã tổ chức được 80 lớp, với tổng số gần 8.000 lượt học viên  tham gia. Trong đó, tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ngành Lao động – Thương binh vã Xã hội là 53 lớp với 4.900 học viên. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho doanh nghiệp là 27 lớp với tổng số 3.100  học viên. Cụ thể như sau:

  1. a) Đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, trong 04 năm liên tiếp, 2015, 2016, 2017 và 2018 theo kế hoạch, ngân sách Bộ giao. Trung bình mỗi năm khoảng 1.000 lượt người về kiến thức, kỹ năng quản lý, lãnh đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chức danh, vị trí việc làm,..
  2. b) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành các lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành cho các địa phương, cơ quan, tổ chức có nhu cầu:
  3. c) Đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên ngành bảo hiểm xã hội, tiền lương, xuất khẩu lao động cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu: năm 2015, 07 lớp với tổng số 1.375 học viên, năm 2016 là 09 lớp với tổng số hơn 650 học viên, năm 2017 là 17 lớp với gần 1960 học viên, năm 2018 là 04 lớp với gần 600 học viên.
  4. d) Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động – xã hội: trung bình mỗi năm 02-03 lớp, với tổng số gần 600 lượt người trong 4 năm qua.
  5. e) Phối hợp, liên kết đào tạo ngoại ngữ phục vụ công tác thường xuyên và đào tạo ngoại ngữ phục vụ hội nhập quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo quốc tế.
  6. f) Xây dựng và thí điểm triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến với cơ sở học liệu đang dần dần được phát triển về các chuyên đề thuộc kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực của Bộ, ngành.
  7. g) Đặc biệt, Trường cũng đã xây dựng và trực tiếp đào tạo 01 khóa bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ lao động – xã hội cho cán bộ, công chức của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Chính phủ.

5.2. Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chương trình, tài liệu về đào tạo, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực được giao

Trong các năm 2015-2018, Trường đã chủ trì, phối hợp các cơ quan, đối tác liên quan trong và ngoài Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng và trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ phê duyệt, ban hành và phân cấp ban hành một số chương trình, tài liệu giảng dạy phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ, ngành và đáp ứng yêu cầu của xã hội, doanh nghiệp, cụ thể gồm:

– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng về công tác xã hội cho viên chức công tác xã hội viên (hạng III), công tác xã hội viên chính (hạng II), nhân viên công tác xã hội (hạng IV) và cộng tác viên công tác xã hội.

– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng về quản lý giáo dục nghề nghiệp

– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng về bảo hiểm xã hội

– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng về kiểm định, an toàn lao động cho viên chức kiểm định an toàn lao động hạng II, III, IV

– Chương trình bồi dưỡng về thanh tra bảo hiểm xã hội

– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lao động – xã hội cho công chức văn hóa – xã hội cấp xã.

– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em

– Chương trinh, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng

– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trình độ chuyên viên

– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuyên sâu về tư vấn điều trị nghiện ma túy.

– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giảng viên, giảng viên nguồn các lĩnh vực: đánh giá tác động chính sách, tác động giới, tư vấn điều trị nghiện ma túy,…

Ngoài ra, Trường cũng đã chủ trì thực hiện một số chương trình nghiên cứu, đánh giá nhu cầu đào tạo, đánh giá tác động đào tạo và tham gia nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chiến lược, mục tiêu, định hướng, mô hình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức của Bộ, ngành theo yêu cầu Bộ giao và theo đề nghị, mời tham gia của các cơ quan, đối tác khác (Bộ Nội vụ, dự án GIZ, dự án ILO…)./.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *