HỘI NGHỊ “HỌC TẬP, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO” TẠI BẮC NINH

Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với vai trò cơ quan chủ quản Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã ban hành Quyết định số 654/QĐ-LĐTBXH ngày 18/5/2023 về việc giao kế hoạch kế hoạch năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong đó giao Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã  hội chủ trì tổ chức hội nghị “Học tập, trao đổi kinh nghiệm, nhân rộng mô hình giảm nghèo” theo khu vực, tại tỉnh Bắc Ninh từ ngày 04 – 6/10/2023.

Đến khai mạc vào sáng ngày 18.9.2023 và tham dự hội nghị có Ts. Nguyễn Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội. Đại diện cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh có Ông Đoàn Xuân Thanh, Phó Giám đốc Sở và đặc biệt có hơn 90 đại biểu, gồm: 1/Đại diện lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng chính sách, Trung tâm khuyến nông tỉnh, cán bộ phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận tổ quốc cấp xã, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội chữ thập đỏ và các tổ chức thành viên và 2/Trưởng thôn (trưởng bản, ấp…), đại diện người dân có mô hình giảm nghèo và người nghèo của 04 tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và Bắc Giang.

Ts. Nguyễn Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội phát biểu khai mạc hội nghị
Ông Đoàn Xuân Thanh, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh phát biểu khai mạc hội nghị.

Theo lời phát biểu khai mạc của Ts.Nguyễn Thị Vân tại phiên khai mạc, hội nghị sẽ hướng tới mục tiêu: Thứ nhất, lan tỏa tinh thần tự vươn lên của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua tìm kiếm và nhân rộng các mô hình kinh tế thiết thực đã được triển khai hiệu quả, giúp người dân nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo thay đổi tư duy sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Thứ hai, thúc đẩy thoát nghèo bền vững dựa trên những những nguồn lực sẵn có của người nghèo và cộng đồng. Thứ ba, phát huy vai trò cộng đồng trong trợ giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo theo tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”. Cuối cùng, tạo niềm tin về khả năng tự vươn lên thoát nghèo cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thông qua các bài tham luận, clip giới thiệu mô hình, Hội nghị sẽ tập trung trao đổi, chia sẻ về:

  • Các mô hình kinh tế hiệu quả, phát huy lợi thế, nội lực của địa phương, vùng sản xuất và đáp ứng nhu cầu giảm nghèo bền vững, đặc biệt các mô hình sản xuất cộng đồng, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị.
  • Các cách làm hay trong việc huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của cộng đồng, người dân, trong thực hiện các mô hình giảm nghèo.
  • Cơ chế khuyến khích hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo
  • Các bài học kinh nghiệm trong việc xác đinh hướng xây dựng mô hình giảm nghèo gắn với đa dạng hóa sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Bên cạnh các tham luận, chia sẻ tại hội nghị, các đại biểu cũng sẽ được tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế 2 mô hình giảm nghèo hiệu quả tại huyện Gia Bình của tỉnh Bắc Ninh.

  Khai mạc Hội nghị “Học tập, trao đổi kinh nghiệm, nhân rộng mô hình giảm nghèo” sáng ngày 04/10/2023.

                                                                                                                                                                            Ngọc Thanh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *